Với xu hướng công nghệ phát triển như hiện nay, thì việc ứng dụng phần mềm trong quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được thời gian quản lý và vận hành. Trong đó, phần mềm DMS và CRM đều là những phần mềm hỗ trợ quản trị hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn bởi những điểm tương đồng nhưng thật chất đây là 2 phần mềm riêng biệt với những tính năng và mục đích sử dụng khác nhau. Hãy cùng HQSOFT tìm hiểu về sự khác biệt giữa phần mềm DMS và CRM nhé!
DMS – Distribution management system – quản lý hệ thống kênh phân phối là phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp quản lý các hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường, diễn biến tại các kênh phân phối, bao gồm quản lý nhân viên thị trường, tự động hóa bán hàng, kiểm soát hàng tồn và các biến động ngoài thị trường, quản lý các chương trình khuyến mãi các chương trình trade thúc đẩy điểm bán mua hàng, quản lý công nợ…
CRM – Customer Relationship Management – quản lý quan hệ khách hàng là phần mềm chuyên về quản trị và chăm sóc khách hàng. Có thể hiểu đơn giản là doanh nghiệp quản lý các hoạt động tương tác, chăm sóc với khách hàng của mình hình thành nên các mối quan hệ khách hàng trung thành trong doanh nghiệp.
Phần mềm DMS và CRM đều hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập dữ liệu thông qua mạng Internet tại bất cứ đâu, thông qua thiết bị di động hoặc máy tính.
DMS và CRM đều là những giải pháp công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có khả năng mở rộng user người dùng một cách chủ động dựa trên quy mô hoạt động của doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp hiện đại hóa phương thức làm việc chuyên nghiệp hơn – hiệu quả hơn.
Phần mềm DMS và CRM đều có module Quản lý bán hàng với lợi ích chung là tự động hóa quy trình bán hàng, cho phép tương tác với khách hàng ở mọi thời điểm, hỗ trợ xuyên suốt trong quá trình bán hàng từ lúc là khách hàng tiềm năng đến khi chuyển thành cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên phần quản lý bán hàng của CRM sẽ không chuyên sâu như DMS để có thể quản lý chi tiết các chương trình khuyến mãi, chiết khấu, các chính sách bán hàng khác và liên kết với các chỉ tiêu bán hàng khác được chia xuống cho nhân viên cho khách hàng.
DMS và CRM đều có thể được tích hợp trong một phần mềm ERP. Bởi vì ERP là giải pháp tổng thể trong quản trị Doanh nghiệp nên một số phân hệ của ERP cũng đã bao gồm chức năng của DMS và CRM như quản lý tồn kho, quản lý phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường, quản lý bán hàng, quản lý khách hàng,…
DMS | CRM | |
Tên viết tắt | DMS – Distribution management system – quản lý hệ thống kênh phân phối | CRM – Customer Relationship Management – quản lý quan hệ khách hàng |
Mục đích sử dụng | Hiện đại hoá phương thức quản lý kênh phân phối, giảm thiểu thao tác thủ công của đội ngũ Sales thị trường, kết nối từ Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Điểm bán. Từ đó giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất làm việc của nhân viên. | Nâng cao hiệu quả tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách khoa học để tăng doanh thu và tăng mối gắn kết bền chặt với khách hàng. |
Mục đích sử dụng | Chỉ phù hợp với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất & phân phối. | Phù hợp cho phần lớn các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. |
Đối tượng quản lý | Quản lý mọi yếu tố trên kênh phân phối từ Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Đại lý/điểm bán | Quản lý khách hàng, đối tác của doanh nghiệp. |
Các bộ phận nên áp dụng | Nhân viên bán hàng (Salesman) – Quản lý bán hàng (SUP, ASM, RSM) – Trade, Sales Operation… | Bộ phận kinh doanh, Marketing, Chăm sóc khách hàng. |
Quy mô doanh nghiệp | Không phân biệt quy mô áp dụng, có thể là Tập đoàn – Doanh nghiệp lớn – SME – Nhà phân phối. | Quy mô áp dụng từ Doanh nghiệp vừa đến lớn. |
Thời gian triển khai | Thời gian triển khai phần mềm vào doanh nghiệp trung bình ngắn hơn khi triển khai CRM. | Thời gian triển khai phần mềm vào doanh nghiệp trung bình dài hơn khi triển khai DMS. |
Tính năng chính | – Quản lý kho – Quản lý mua hàng – Quản lý bán hàng – Quản lý tuyến bán hàng (MCP) – Quản lý chương trình Trade Marketing – Quản lý Trưng bày – Quản lý KPI – Quản lý POSM | – Quản lý khách hàng – Quản lý khách hàng tiềm năng – Quản lý bán hàng – Quản lý hoạt động MKT |
Đối với phần mềm DMS, doanh nghiệp có thể triển khai bất cứ lúc nào, kể cả khi công ty mới thành lập. Đặt biệt với những doanh nghiệp lớn và quy mô quản lý nhà phân phối phức tạp thì hệ thống DMS rất quan trọng và không thể thiếu được.
Còn đối với phần mềm CRM, khi công ty mới thành lập đội ngũ nhân sự mỏng, khách hàng chưa thật sự nhiều, thì không nhất thiết phải triển khai phần mềm CRM. về sau khi doanh nghiệp có một lượng khách hàng ổn định và công ty ngày một càng phát triển, lượng khách hàng đủ lớn và đa dạng mà việc quản lý thông tin, phân tích khách hàng thủ công quá tốn thời gian và nhân lực thì đây chính là thời điểm vàng để triển khai phần mềm CRM.
Vậy CRM và DMS có thể cùng hoạt động trong một doanh nghiệp phân phối hay không?
Về nguyên lý hoạt động, phần mềm DMS được thao tác chủ yếu trên nền tảng đám mây, công nghệ GPS và bản đồ số. Khi bạn đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ DMS, nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp và quản lý toàn bộ thông tin trên máy chủ. Việc của bạn chỉ cần đăng nhập trên bất kỳ thiết bị nào kết nối với internet (bao gồm tất cả phân hệ web và mobile) ở mọi lúc, mọi nơi để sử dụng dữ liệu của công ty.
Các nhân tố chính tham gia vào quy trình hoạt động là nhà sản xuất, nhà phân phối và nhân viên bán hàng trên thị trường. Trong đó, nhân viên bán hàng trên thị trường đóng vai trò nòng cốt, với mọi thông tin về khách hàng thu thập được đều ghi nhận và cập nhật theo thời gian thực thông qua phần mềm. Từ đó, các bộ phận sẽ tương tác với nhau dựa theo quy trình chuẩn, dữ liệu minh bạch và tạo nên một dòng chảy xuyên suốt giữa các bộ phận
Với phần mềm CRM, thông tin lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và được khai thác để tìm ra khách hàng tiềm năng và chăm sóc. Xét trong lĩnh vực sản xuất – phân phối thì khách hàng được xem là đại lý, điểm bán.
Do đó, chúng ta có thể nói rằng tính năng quản lý nhà phân phối và điểm bán của phần mềm DMS là một phần của CRM, đặc thù với doanh nghiệp sản xuất – phân phối.
Với kinh nghiệm triển khai sản phẩm eSales Cloud DMS cho nhiều doanh nghiệp và tập đoàn thuộc các ngành FMCG, Dược phẩm, Dầu nhờn, F&B,…. HQSOFT tự tin và sẵn sàng mang đến cho Khách hàng những giải pháp tối ưu và toàn diện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong việc tối ưu hệ thống quản lý phân phối. Nếu quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn về giải pháp quản lý nhà phân phối. Vui lòng liên hệ qua số hotline: 0792 342 278 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
bài viết liên quan
Tết 2025: Ngành Bánh Kẹo Dẫn Đầu Cuộc Đua Tiêu Dùng Cuối Năm
28 Tháng Mười Một, 2024
Xu Hướng Tiêu Dùng Của Người Việt Trong Năm 2025 Liệu Có Tăng?
14 Tháng Mười Một, 2024
Bài viết nổi bật
OMICARE HỆ THỐNG HÓA KÊNH PHÂN PHỐI VỚI GIẢI PHÁP eSales DMS CỦA HQSOFT
17 Tháng Mười Hai, 2024
CHÀO MỪNG GIÁNG SINH 2024 & NĂM MỚI 2025
13 Tháng Mười Hai, 2024
HASAN DERMAPHARM: CHUYỂN ĐỔI SỐ CÙNG HQSOFT – NÂNG TẦM QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG...
3 Tháng Mười Hai, 2024
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
2 Tháng Mười Hai, 2024