Ngành nông nghiệp luôn là ngành hàng chủ lực tại Việt Nam, trong những năm gần đây dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết và dịch bệnh, sự cạnh tranh… nhưng ngành Nông Nghiệp vẫn có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam. Đồng hành cùng với đó phần mềm DMS cũng sẽ giúp ích rất nhiều.
Theo nghiên cứu và đánh giá của Viện nghiên cứu chiến lược và cạnh tranh phối hợp cùng Vibiz.vn, thị trường thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam có quy mô rất lớn, ngành Nông Nghiệp hàng năm sử dụng từ 7.000 – 10.000 tấn thuốc. Đây cũng là lý do, hàng loạt Doanh Nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang đồ dồn chiến lược đầu tư vào thị trường này.
Hiện cả nước có trên 200 Doanh Nghiệp thuốc BVTV, gần 100 nhà máy sản xuất cùng với hơn 30.000 đại lý phân phối sản phẩm. Từ các con số trên ta có thể thấy thị trường phân phối thuốc bảo vệ thực vật rất lớn, mặt khác người tiêu dùng nói đúng hơn là nông dân phân bố tại các vùng nông thôn nên đòi hỏi Doanh Nghiệp sản xuất phải có hệ thống phân phối rộng rãi và phủ được các vùng biên.
Thị trường thuốc bảo vệ thực vật vẫn luôn là “miếng bánh” màu mỡ, các Doanh Nghiệp không ngừng gia tăng năng lực cạnh tranh và phân bổ hệ thống phân phối rộng khắp. Bên cạnh đó, thị trường phân phối thuốc BVTV vẫn còn tồn đọng khá nhiều thách thức cần Doanh Nghiệp nắm được và tìm cách giải quyết hợp lý nhằm tăng hiệu quả trong kinh doanh.
Đối với đại lý
Do Khách Hàng chủ yếu là Nông Dân, họ mua hàng ghi nợ và thanh toán vào cuối mùa vụ. Trung bình đối với khu vực lúa thì thời gian nơ khoảng 4 tháng, khu vực cây công nghiệp thì nợ trung bình là 1 năm, vùng cay ăn trái nợ trung bình từ 4-6 tháng. Do công nợ khá lớn nên đại lý cấp 2 phải “gồng” nợ cho Khách Hàng, còn đại lý cấp 1 phải “gánh nợ” cho đại lý cấp 2 và rủi ro trong việc hoàn nợ khá cao.
Tính trung thành của sản phẩm không cao do tâm lý đám đông, do các đại lý luôn gặp khó khăn khi phải phụ thuộc nhiều vào “key person”.
Nông dân không nắm nhiều thông tin, không làm đúng quy trình. Khi không có kết quả tốt họ lại đỗ lỗi cho sản phẩm kém chất lượng.
Đối với chủ Doanh Nghiệp sản xuất
Rủi ro về tài chính: Các đại lý luôn tìm cách gia hạn công nợ, hoặc sử dụng nguồn vốn để tập trung cho các công ty mà đại lý đang tập trung bán hàng với tỷ trọng lớn, dẫn đến công nợ ngày càng gia tăng.
Không kiểm soát được hàng tồn kho tại đại lý: các đại lý luôn có xu hướng giữ bí mật về hàng hóa kinh doanh, gây khó khăn khi sales vào kiểm tra hàng tồn, phân tán hàng hóa tại nhiều kho hàng. Cũng như không kiểm soát được dòng chảy của thị trường, hàng hóa.
Không thể quản lý giá của sản phẩm: các đại lý có mối quan hệ “thâm tình”, lâu năm nên việc giá mặt bằng chung bị kéo xuống là điều dễ thấy. Đại lý muốn đạt được chương trình đăng ký với công ty, sẵn sàng “ôm hàng” rồi bán với giá thấp hơn thị trường.
Không thể mở rộng được thị trường phân phối: đại lý phải có tiềm lực lớn về kinh tế, khả năng đầu tư công nợ cho Khách Hàng cao, nên hạn chế việc gia nhập thị trường của các cá nhân mới, hạn chế mức độ bao phủ, phụ thuộc nhiều vào hệ thống đại lý hiện hữu.
Nông dân không còn “mặn mà” với các sự kiện tổ chức cung cấp thông tin về sản phẩm trong các sự kiện. Gây khó khăn cho cho các doanh nghiệp khi muốn kết nối với nông dân, khi muốn giới thiệu sản phẩm cho nông dân.
Không kiểm soát được số lượng tồn kho, giá bán tại các đại lý hãy sử dụng phần mềm quản lý hệ thống dms.
Chi phí vận hành ngày càng tăng: ngoài các khoản chiết khấu lớn, Doanh Nghiệp còn phải “gồng” các chi phí cho sự kiện, lễ tết, sales & marketing,…
Thiếu nguồn nhân lực: thị trường ngày càng lớn đồng nghĩa với việc hệ thống phân phối của công ty phải phủ rộng được thị trường. Hiện nay, việc đầu tư cho nguồn nhân lực chăm sóc cho đại lý đang là khó khăn lớn đối với Doanh Nghiệp, nhân lực của ngành bên cạnh đáp ứng kỷ năng bán hàng họ còn phải nắm về kỷ thuật.
Trong bối cảnh phức tạp và cạnh tranh khốc liệt trong ngành phân phối Nông Nghiệp, các chủ Doanh Nghiệp đang tìm hướng đi sao cho phù hợp nhất. Sau đây, có một số giải pháp Doanh Nghiệp có thể tham khảo và áp dụng:
Thứ 1: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới: đặc tính của đại lý luôn tìm sản phẩm “độc quyền” nên các sản phẩm mới sẽ là “vũ khí” để làm tăng tính trung thành của đại lý với Doanh Nghiệp.
Thứ 2: Xây dựng mô hình phát triển hệ thống phân phối: khi có kế hoạch phát triển rõ ràng cho từng cấp cũng như mô hình phát triển cho từng cấp đại lý, sẽ hỗ trợ chủ Doanh Nghiệp có được định hướng, chiến lược kinh doanh và mục tiêu kinh doanh hợp lý.
Thứ 3: Ứng dụng công nghệ vào quản lý: Hiện nay để tối ưu trong việc kiểm soát hàng tồn kho, quản lý công nợ cũng như quản lý nhân viên bán hàng. Các Doanh Nghiệp đã đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm quản lý hệ thống phân phối vào quản lý và kinh doanh. Việc áp dụng giải pháp phần mềm sẽ hỗ trợ Doanh Nghiệp kiểm soát chính xác đường đi của sản phẩm, kiểm soát hàng tồn kho realtime tại đại lý, kiểm soát được đơn hàng thực giao cho đại lý cũng như có được hệ thống quản lý nhân viên làm việc trên thị trường.
Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, chuẩn hóa quy trình làm việc từ doanh nghiệp đến các cấp đại lý, đến nông dân. Kiểm soát được dữ liệu, có những báo cáo trực quan, rõ ràng, chính xác, giúp Ban Giám Đốc dễ dàng đưa ra quyết định cũng như chiến lược đi đúng đắn cho công ty. Việc sử dụng giải pháp quản lý hệ thống phân phối, giúp doanh nghiệp ghi nhận những ý kiến phản hồi của đại lý, nông dân có những chính sách chăm sóc kịp thời, tốt nhất. Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp cũng như tiết kiệm được chi phí, thời gian, nhân sự trong khâu quản lý.
bài viết liên quan
THƯ CHÚC TẾT XUÂN ẤT TỴ NĂM 2025
22 Tháng Một, 2025
Bài viết nổi bật
THƯ CHÚC TẾT XUÂN ẤT TỴ NĂM 2025
22 Tháng Một, 2025
YEAR END PARTY 2024 – KHÉP LẠI MỘT NĂM TỰ HÀO, CHÀO ĐÓN BƯỚC ĐỘT PHÁ 2025...
15 Tháng Một, 2025
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025
5 Tháng Một, 2025