Trong năm 2023, ngành bán lẻ toàn cầu được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức từ sự giảm tốc của nền kinh tế và sự cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Việc nắm bắt và thích nghi với tình hình kinh tế sẽ là điều mà các doanh nghiệp cần làm để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường
Theo báo cáo Tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm 2021 do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.
Trong đó, ngành bán lẻ tăng cao (10,15%), đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị toàn nền kinh tế; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ (40,61%). Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm 2019 (năm trước khi xảy ra dịch COVID-19).
Bước sang năm 2023, dự đoán xu hướng lớn nhất là mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng tại nhiều kênh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến. Bán hàng đa kênh sẽ tiếp tục thể hiện ưu thế. Vì người tiêu dùng đang cởi mở trong lựa chọn, sẵn sàng thay đổi thương hiệu, thay đổi địa điểm khi mua hàng. Thương mại điện tử sẽ tiếp tục trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam. Người mua hàng của ngành bán lẻ sẽ trở thành “người tiêu dùng kỹ thuật số”, tiếp tục duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến trong năm 2023 là một những cách tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng mới và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Xu hướng thứ hai là Shoppertainment – Mua sắm giải trí, sáng tạo nội dung số đi kèm với tiếp thị sản phẩm. Hình thức kinh doanh này đã khởi sinh từ trong đại dịch và sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong những năm tới. Lượng bán hàng trung bình liên quan tới các nền tảng giải trí, streaming và các sản phẩm liên quan đến các nhà sáng tạo nội dung sẽ tăng mạnh.
Xu hướng thứ ba là cải tiến vận hành, quản trị doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Sau thời gian chống chọi với dịch bệnh, các nhà bán lẻ bước vào thời kỳ khôi phục và tăng trưởng doanh thu, bước đầu chú trọng đến yếu tố duy trì và phát triển kinh doanh từ bên trong – đó chính là nguồn lực nội tại từ nhân sự, vận hành cửa hàng và quản trị doanh nghiệp bán lẻ.
Ứng dụng công nghệ và phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp chủ cửa hàng ngành bán lẻ mở rộng kinh doanh và vận hành hiệu quả. Các nhà bán hàng có thể lựa chọn phần mềm quản lý và bán hàng không chỉ hỗ trợ vận hành cửa hàng offline truyền thống, mà thúc đẩy kênh bán hàng online và tăng trưởng đa kênh.
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý của đội ngũ nhà phân phối và nhân viên bán hàng để tiết kiệm thời gian quản lý và giám sát nhưng vẫn tăng doanh thu. Cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ AI để tự động hóa quy trình bán hàng, đặt hàng và chăm sóc khách hàng tại các điểm bán lẻ. Nhờ đó, sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian để nghiên cứu và đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường thực tại.
Dựa trên kinh nghiệm cũng như sự am hiểu chuyên sâu về phân phối và bán lẻ của mình, HQSOFT đã tạo ra Hệ sinh thái nhà phân phối và bán lẻ HQSOFT với các sản phẩm dịch vụ về quản lý hệ thống phân phối có tính năng chuyên biệt, giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trong vận hành quản lý phân phối, gia tăng lợi thế cạnh tranh và quản lý kinh doanh
Hệ sinh thái quản lý nhà phân phối và bán lẻ của HQSOFT cung cấp các giải pháp công nghệ và quản lý kinh doanh toàn diện, riêng biệt cho từng doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu khách hàng và mang lại những giá trị khác biệt như: Dữ liệu thật, đo lường nhanh chóng, chính xác, tối ưu hiệu suất, tiết kiệm chi phí đầu tư giúp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng,…
Với sứ mệnh “Xây dựng hệ thống phân phối thành một hệ sinh thái toàn diện để tiếp cận đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả” HQSOFT tự tin và sẵn sàng mang đến cho Khách hàng những giải pháp tối ưu và toàn diện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong việc tối ưu hệ thống quản lý phân phối.
bài viết liên quan
Tết 2025: Ngành Bánh Kẹo Dẫn Đầu Cuộc Đua Tiêu Dùng Cuối Năm
28 Tháng Mười Một, 2024
Xu Hướng Tiêu Dùng Của Người Việt Trong Năm 2025 Liệu Có Tăng?
14 Tháng Mười Một, 2024
Bài viết nổi bật
THƯ CHÚC TẾT XUÂN ẤT TỴ NĂM 2025
22 Tháng Một, 2025
YEAR END PARTY 2024 – KHÉP LẠI MỘT NĂM TỰ HÀO, CHÀO ĐÓN BƯỚC ĐỘT PHÁ 2025...
15 Tháng Một, 2025
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025
5 Tháng Một, 2025