Trang chủ Tin Tức Tâm Lý Của Nhà Bán Lẻ Truyền Thống Sẽ Là Chìa Khóa Thành Công Của Doanh Nghiệp.

Tâm Lý Của Nhà Bán Lẻ Truyền Thống Sẽ Là Chìa Khóa Thành Công Của Doanh Nghiệp.

Việt Nam với hơn 1 triệu 3 cửa hàng bán lẻ truyền thống thì khó khăn của Doanh Nghiệp chính là việc đẩy mạnh hàng hóa trong từng điểm bán hàng, thách thức hơn nữa là việc để sản phẩm đó hiện diện trước mắt người tiêu dùng. Do vậy, thời gian vừa qua các nhà sản xuất đã chuyển trọng tâm tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống sang các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kết hợp với dịch vụ dms….Vậy đây có thực sự là chiến lược hoàn hảo?

Theo thống kê, kênh thương mại bán lẻ truyền thống năm vừa qua đạt mức tăng trưởng khá cao vượt xa kênh thương mại hiện đại. Hiện nay, số liệu cho thấy là doanh thu của kênh thương mại truyền thống đang chiếm 85% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đây thực sự là một con số ấn tượng để các nhà sản xuất phải điều chỉnh lại chiến lược ban đầu.

Hơn thế nữa, người tiêu dùng sẽ tin tưởng vào các đề nghị mua hàng của chủ cửa hàng hơn là tự chọn sản phẩm. Do vậy, chìa khóa để tiếp cận nhanh hơn đến người tiêu dùng và gia tăng hình ảnh thương hiệu đó chính là “lấy lòng” được các nhà bán lẻ truyền thống.

Các Lý Do Để Chủ Doanh Nghiệp chuyển hướng chiến lược sang nhà bán lẻ truyền thống

Giá thành là một trong những điều quan trọng nhất:

Hầu hết người tiêu dùng khi được khảo sát cho rằng giá thành của các sản phẩm tại các siêu thị đắt hơn các điểm bán lẻ, còn phải mất thêm khá nhiều thời gian cho việc gửi xe, chờ đợi để đến lượt thanh toán. Ví dụ cho thấy giá bán hộp sữa bột ABC step 4.900 gram tại một siêu thị lớn nhất của Tp.HCM là 235.000 đồng nhưng tại đại lý là 217.000 đồng,… sự chênh lệch như vậy làm cho người tiêu dùng khá cân nhắc khi mua hàng tại các siêu thị.

Ngoài ra, văn hóa người Việt chính là văn hóa mua sắm tại vỉa hè, tạp hóa gần nhà, các chợ truyền thống vì người tiêu dùng cho rằng họ sẽ thoải mái lựa chọn và không phải mất quá nhiều thời gian cho thanh toán cũng như gửi xe.

Các Doanh Nghiệp đang chạy đua trên mặt trận bán lẻ

Dù còn một số thách thức nhưng các Doanh Nghiệp vẫn đang chạy đua vào các thị trường bán lẻ, hợp tác xã Saigon Co.op là một ví dụ họ đầu tư khá nhiều về thị trường bán lẻ.

Các ông lớn trong ngành không ngừng gia tăng điểm bán lẻ, chiếm lĩnh thị trường, chuyển đổi tư tưởng truyền thống của người dân. Chúng ta sẽ thường nhìn thấy ở bất kỳ một chợ truyền thống nào cũng sẽ xuất hiện một cửa hàng bán lẻ hoặc nhiều hơn.

Điều này cũng cho ta thấy được bán lẻ truyền thống vẫn đang là kênh thương mại lớn và quan trọng nhất hiện nay.

Để Sống Sót Chủ Doanh Nghiệp Cần Làm Gì Cho Kênh Thương Mại Bán Lẻ truyền thống

Đầu tiên đó chính là, thay đổi diện mạo nhưng vẫn giữ hồn truyền thống: “tiệm tạp hóa” là từ ngữ quá thân thuộc đối với người dân Việt Nam, ở đây người ta có thể mua tất cả mọi thứ nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống, đôi khi còn có thể nợ lại một ít ở các tiệm thân thuộc, cái hồn của văn hóa Việt là đấy, văn hóa làng xã, “bà con xa không bằng láng giềng gần” là thế.

Tuy nhiên, tạp hóa các vật phẩm sắp xếp không có trật tự, hơi bề bộn, không gian chật chội, khiến người mua không tìm được sản phẩm mình thích. Do vậy, hiện nay các chủ Doanh Nghiệp đã vận động các tiệm tạp hóa sắp xếp và trưng bày hình ảnh đẹp mắt, khoa học như một siêu thị mini tại lòng chợ, để thỏa mãn được Khách Hàng.

Thứ 2: Cùng với đó, tâm lý người tiêu dùng đến các siêu thị sẽ nhận được vô số các chương trình khuyến mãi khác nhau, thì giờ đây các cửa hàng bán lẻ truyền thống đã ứng dụng chương trình khuyến mãi nhằm giữ chân Khách Hàng.

Theo Nielsen có 5 yếu tố giữ chân Khách Hàng: Sự sẵn có của sản phẩm (62%), sản phẩm có chất lượng cao (57%), vị trí cửa hàng thuận tiện (54%), cung cách phục vụ của nhân viên tại cửa tiệm (51%) và sắp xếp/phân loại hàng hóa hợp lý (51%).

Thì hiện nay, 3/5 yếu tố cửa hàng bán lẻ truyền thống đã đáp ứng hiệu quả. việc của chủ doanh nghiệp sản xuất chính là nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng dẫn các thông tin để chủ cửa hàng bán lẻ có thể bán được hàng thông qua nhân viên bán hàng.

Nắm bắt được tâm lý và xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam, các Doanh Nghiệp đã áp dụng phần mềm quản lý hệ thống phân phối DMS nhằm phục vụ cho việc trưng bày hàng hóa, kiểm tra hàng tồn, quản lý doanh số tại các cửa hàng. Giúp các cửa hàng dễ dàng trong việc lấy lòng khách hàng cũng như tăng doanh số bán hàng vượt trội.

Cuối cùng: “Hiện đại hóa” tiệm tạp hóa: Nhiều cửa hàng bán lẻ hiện nay đã áp dụng hệ thống công nghệ phần mềm vào kinh doanh, như scan sản phẩm, phần mềm quản lý bán hàng, nhằm để có được giá bán chính xác tránh những nhầm lẫn do lượng Khách quá đông.

Chủ cửa hàng bán lẻ còn khá hài lòng khi các con số cuối ngày cho họ biết nên nhập tiếp sản phẩm nào, trong kho hàng còn bao nhiêu sản phẩm và doanh thu ngày hôm đó là bao nhiêu. Hệ thống công nghệ phần mềm đã phần nào nâng “tiệm tạp hóa” truyền thống trở nên hiện đại hơn và hiệu quả hơn.

Lời kết

Để hoạt động tốt ở kênh bán lẻ truyền thống này, điều quan trọng bên cạnh phải hỗ trợ bán hàng tại các điểm là Doanh Nghiệp phải nắm được tâm lý của chủ bán hàng, nhu cầu về sản phẩm cũng như nhu cầu về chiếc khấu, để có chiến lược hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các nhà phân tích chắc chắn rằng một điều “tiệm tạp hóa” truyền thống sẽ mãi mãi tồn tại bên cạnh sự phát triển của xã hội hiện đại.

Register for Trial & Support (Đăng Ký Trải Nghiệm & Tư Vấn)

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Từ khóa:
INPUT YOUR COMMENT