Trang chủ Tin Tức 8 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TIÊU DÙNG NĂM 2024

8 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TIÊU DÙNG NĂM 2024

Dưới tác động của nền kinh tế vĩ mô hiện nay, số lượng người tiêu dùng gặp khó khăn về tài chính đã tăng lên đáng kể trong 3 năm qua. Tuy nhiên, sự lạc quan đang dần quay trở lại hoặc thậm chí gia tăng với kỳ vọng vào một 2024 tốt đẹp hơn.

Tăng trưởng GDP và sự phục hồi của các ngành chủ chốt (bán lẻ, tiêu dùng nhanh, ngành hàng chăm sóc cá nhân, chăm sóc nhà cửa, v.v…) tạo ra sự tin tưởng và an tâm cho người dân về tương lai, đồng thời khôi phục mức độ sẵn sàng của họ để chi tiêu và đầu tư. Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn (việc tìm kiếm này giúp người tiêu dùng đang chủ động so sánh giá giữa các kênh để tìm ra các ưu đãi tốt nhất), thúc đẩy hoạt động mua sắm và tạo động lực cho kinh tế nội địa.

Dưới đây là 8 xu hướng phát triển ngành tiêu dùng năm 2024

Xây dựng thương hiệu – Tăng độ nhận diện 

Trong kinh doanh, việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc phát triển. 

Người tiêu dùng có xu hướng mua những sản phẩm quen thuộc, phổ biến đến từ các thương hiệu lâu đời bởi họ cho rằng đó là những sản phẩm chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu. Chính vì vậy việc xây dựng thương hiệu là một yếu tố quan trọng để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng tin tưởng và sử dụng. 

Thông thường khi ra mắt một sản phẩm mới, doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi để thu hút khách hàng tiềm năng,….Khi sản phẩm đã được nhiều người biết đến thì doanh nghiệp sẽ có một lượng khách hàng ổn định và được nhiều người tin dùng hơn. 

Phát triển phương thức bán hàng truyền thống 

Ở các vùng nông thôn – thành thị chưa có sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, hầu hết các sản phẩm được bán tại các cửa hàng bán lẻ. Chính vì vậy kênh phân phối truyền thống vẫn đang chiếm nhiều ưu thế trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu, …. 

Việc duy trì và phát triển hình thức thương mại truyền thống là một trong những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bởi vai trò của các cửa hàng tạp hóa bán lẻ hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần phát triển doanh thu cho doanh nghiệp bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. 

Tiếp cận và phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh ở các vùng nông thôn nhằm mở rộng thị trường

Hiện nay các khu vực nông thôn ngày càng mở rộng và phát triển, chính vì vậy nông thôn là vùng đất màu mỡ cho việc phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG. 

Đây là một dấu hiệu cho thấy việc phát triển, mở rộng thị trường tại các vùng nông thôn là một chiến lược mà các doanh nghiệp ngành FMCG cần phải thực hiện nhanh chóng nếu như không muốn bị chiếm mất thị phần so với đối thủ cạnh tranh. 

Đột phá tư duy khuyến mãi

Chìa khóa thành công của doanh nghiệp nằm ở việc hiểu được mức độ bán ra của sản phẩm. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp đang được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn thì doanh nghiệp cần xác định lại các hoạt động khuyến mãi nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm chi phí vào việc khuyến mãi. Còn nếu đó là một sản phẩm mới ra mắt, hoạt động kém, chưa tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thì chương trình khuyến mãi là một cách hoàn hảo để tăng lượt bán hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp không nên giảm giá ồ ạt mà cần đảm bảo giá trị và chất lượng sản phẩm. Thay vì giảm giá, doanh nghiệp có thể có thể lựa chọn hình thức khuyến mãi khác như tặng mẫu sản phẩm dùng thử, chương trình mua 1 tặng 1, … hoặc thay đổi kế hoạch để làm nổi bật các lợi ích của sản phẩm đến người tiêu dùng

Định hướng chiến lược giá cho tương lai 

  • Xây dựng chiến lược giá phù hợp: Xây dựng mức giá của sản phẩm phù hợp để cân bằng giữa lợi nhuận và thị phần
  • Phân tích chi tiết giá cả bằng cách phân tích danh mục sản phẩm và xác định chiến dịch khuyến mãi phù hợp 
  • Xác định các hoạt động khuyến mãi phù hợp ở cấp độ từng sản phẩm ở từng thị trường, kênh và cửa hàng bán lẻ nào và hiểu rõ các phân tích chi tiết về hiệu quả khuyến mãi.
  • Thu nhập nhiều thông tin của đối thủ cạnh tranh và sử dụng những thông tin này để tạo ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp

Phát triển kênh phân phối đa kênh 

Trong thời đại 4.0 không ít doanh nghiệp đã phát triển con đường kinh doanh theo 2 hình vừa trực tuyến và vừa trực tiếp (O2O – Online to Offline). Về hình thức online, doanh nghiệp thường sử dụng 2 hình thức chính đó là thông qua Mạng xã hội và Sàn thương mại điện tử với mục đích chính là nâng cao độ nhận diện cho sản phẩm từ đó mang lại nhiều nhận thức giá trị cho khách hàng. 

Trong khi đó, hình thức offline sẽ là nơi cung cấp cho khách hàng mọi trải nghiệm hoàn hảo nhất. Sự kết hợp giữa 2 hình thức bán hàng trực tuyến (online) và trực tiếp (offline) là sự hỗ trợ lẫn nhau giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng bền vững nhất. 

Xây dựng hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà sản xuất và nhà Phân Phối

Nhà phân phối là cầu nối quan trọng giữa Nhà Sản Xuất với người tiêu dùng. Nhà phân phối có nhiều kinh nghiệm tiếp cận và cũng là người hiểu rõ nhất về hành vi mua hàng và nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng theo từng khu vực. Nhờ vậy nhà sản xuất sẽ tối ưu hoá được chi phí trong việc nghiên cứu thông tin khách hàng. Từ đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để phát triển sản phẩm nhằm bao phủ toàn bộ thị trường.

Kết nối trực tiếp với các đại lý bán hàng 

Nếu như trước kia Nhà sản xuất chỉ biết có đầu mối bán hàng là nhà phân phối thì giờ đây nhà sản xuất có thể trực tiếp đến các điểm bán lẻ ở mọi nơi. Việc sử dụng ứng dụng kết nối trực tiếp với đại lý bán hàng nhằm giảm thiểu mức độ khó khăn trong quá trình đặt hàng. Đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong quá trình đặt hàng, tất cả các quá trình đặt hàng chỉ với một thao tác nhanh gọn và tiện lợi thông qua ứng dụng nhằm tinh gọn quy trình bán hàng của doanh nghiệp.

Với hơn 17 năm kinh nghiệm triển khai các giải pháp Nhà phân phối cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực FMCG. HQSOFT tin rằng sản phẩm của mình đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng nhằm mang lại lợi ích tối đa dành cho doanh nghiệp. Các khách hàng hiện đang là khách hàng của HQSOFT thuộc ngành FMCG như: Johnson & Johnson, KAO, Vedan, VPMilk, Oishi,….

Giải pháp của HQSOFT đưa ra nhằm tích hợp quản lý quy trình bán hàng trên nhiều kênh. Ngoài ra, HQSOFT còn tích hợp sản phẩm với Zalo OA để quản lý việc cung cấp hàng hóa của NPP và đồng bộ tin nhắn từ ZALO. Các tính năng tiêu biểu của giải pháp eSales Cloud DMS

  • Đồng bộ tất cả các thông tin theo dữ liệu thật
  • Đồng bộ đơn hàng và dữ liệu bán hàng theo thời gian thực
  • Quản lý kho hàng, đồng bộ hàng tồn kho theo số lượng thực tế

Ngoài giải pháp quản lý nhà phân phối, HQSOFT còn cung cấp giải pháp nRetail – Nền tảng dẫn đầu xu thế chuyển đổi số trên thị trường bán lẻ.

nRetail là một nền tảng Bán Lẻ Mới (New Retail Platform). Là một mô hình với sự kết hợp độc đáo giữa phương thức bán lẻ truyền thống và trực tuyến (O2O) tạo nên một hệ sinh thái vô cùng hiệu quả và thuận tiện cho các nhà cung cấp, các cửa hàng và người tiêu dùng cùng tham gia trải nghiệm, tương tác trực tuyến với nhau.
Các tính năng chính của nRetail:

  • Đặt hàng trực tiếp với NSX
  • Quản lý tình trạng đơn hàng
  • Cung cấp đầy đủ thông tin các chương trình khuyến mãi đến từng điểm bán
  • Nhận phản hồi thực tế đến từ nhiều điểm bán
  • Cung cấp bảng giá đến từng điểm bán

HQSOFT tự tin sẽ mang đến cho Khách hàng những giải pháp tối ưu và toàn diện nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong việc tối ưu hệ thống quản lý phân phối. Nếu quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn về giải pháp quản lý nhà phân phối. Vui lòng liên hệ qua số hotline: 0792 342 278 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Register for Trial & Support (Đăng Ký Trải Nghiệm & Tư Vấn)

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Từ khóa:
INPUT YOUR COMMENT