Tại Việt Nam, có thể xem cửa hàng truyền thống chính là kênh mua bán lớn nhất và mang lại giá trị lợi nhuận cao nhất cho Doanh Nghiêp. Dưới sức ép không nhỏ của thị trường hiện nay, việc thiết lập hệ thống phân phối ở từng cửa hàng đã là một điều vô cùng khó khăn và để đưa sản phẩm hiện diện trước mắt Khách Hàng lại là một thách thức hơn nữa vì vậy bạn đừng bỏ qua phần mềm quản lý bán hàng dms của HQSoft.
Do vậy, cuộc chiến giữa các Doanh Nghiệp sản xuất đang ngày càng gay gắt để chiến thắng trong thị trường này, các Doanh Nghiệp cần thấu hiểu được đặt tính của nó, cách hoạt động sau cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Có 6 điều Doanh Nghiệp cần thấu hiểu về kênh thương mại cửa hàng truyền thống tại Việt Nam
Theo khảo sát của Nielsen 97% người mua sẽ ở ngoài cửa hàng để chọn sản phẩm và 98% người mua sẽ yêu cầu chủ cửa hàng lấy sản phẩm họ cần. Người mua sẽ bị thu hút bởi các bảng hiệu, sản phẩm trưng bày ngay cổng cửa tiệm. Tỷ lệ % người thu hút bởi POSM khá cao, trong đó 55% người sẽ chú ý đến hình ảnh trên bảng hiệu, 53% người bị thu hút bởi hình ảnh trên kệ sản phẩm và 32% số người sẽ chú ý đến hình ảnh trên kệ mát, tủ đông…
Do vậy có thể nói tâm lý mua hàng của khách hàng truyền thống là yếu tố quyết định lượng tiêu thụ sản phẩm của Doanh Nghiệp, Các chủ cửa hàng, doanh nghiệp cần nắm bắt những yếu tố này để việc trưng bày, tiếp cận sản phẩm đến người tiêu dùng một cách tốt nhất.
Theo Nielsen 98% người mua hàng không biết đến các chương trình khuyến mãi, 1% nhà bán lẻ sẽ giới thiệu các chương trình khuyến mãi đến Khách Hàng, tuy nhiên nếu nhà bán lẻ giới thiệu các chương trình khuyến mãi thì 2/3 Khách Hàng sẽ mua hàng.
Theo đó, nếu Doanh Nghiệp triển khai các chương trình khuyến mãi cần có sự truyền thông, quảng bá chương trình khuyến mãi đến khách hàng tiêu dùng, để người tiêu dùng biết đến các chương trình khuyến mãi, tăng sức tiêu thụ ngoài thị trường. Tránh trường hợp các điểm bán hàng không thông báo cho Khách Hàng về các chương trình khuyến mãi.
Theo khảo sát Khách Hàng sẽ rời đi trong vòng 90 giây. Trong đó 10 giây đầu sẽ đặt hàng, 60 giây tiếp theo sẽ chờ chủ cửa hàng lấy hàng và 20 giây cuối sẽ rời đi. Vì vậy người mua sẽ có 60 giây nhàn rỗi. Chớp được cơ hội này, các chủ cửa hàng có thể tác động đến khách hàng bằng cách giới thiệu thêm sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi hoặc trao đổi với người mua về phản hồi sản phẩm, dịch vụ, giá cả.
Do đa phần các cửa hàng bán lẻ truyền thống sẽ xuất hiện nhiều hơn ở vùng nông thôn, do vậy các chiến lược kinh doanh của họ đa số tập trung vào các Khách Hàng xung quanh, họ chưa có chiến lược mở rộng ở các nơi khác cũng như chưa có các chiến lược phát triển khác.
Chủ Doanh Nghiệp cần trang bị các công cụ để các cửa hàng bán lẻ có thể đo lường được thị trường, đánh giá được đối thủ cạnh tranh, kiểm soát được hàng hóa tồn kho sao cho đảm bảo mức tồn kho vừa đủ tránh trường hợp thiếu hàng hoặc tồn kho quá nhiều. Song song đó, cần trang bị giải pháp phần mềm hiện đại để các cửa hàng bán lẻ có thể nắm rõ được các mức chiết khấu hay doanh số đạt được hàng tuần, hàng quý.
Chủ Doanh Nghiệp cần nắm rõ được thì trường nhằm phân phối một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Cũng như thị trường ngành hàng thuộc: thực phẩm, nước giải khát, thuốc lá,…thì 46% Nam giới sẽ lựa chọn cửa hàng truyền thống, một số ngành hàng khác như: thực phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm chăm sóc nhà cửa Nữ giới sẽ chọn mua ở các cửa hàng truyền thống.
Nắm được các thông tin này, chủ Doanh Nghiệp sản xuất có thể có chiến lược tập trung hơn nữa sẽ có chiến lược sản xuất phù hợp nhất.
Có các phương thức hỗ trợ bán hàng đã và đang thực hiện khá hiệu quả như: tăng % chiết khấu cho các chủ cửa hàng bán lẻ, SMS cho Khách Hàng, giới thiệu chương trình khuyến mãi thông qua truyền thông TVC, bên cạnh đó đội ngũ PG cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ truyền thông và bán hàng hiệu quả.
Ngoài ra, để nhân viên bán hàng và giám sát bán hàng ở từng điểm phân phối hoạt động hiệu quả các Doanh Nghiệp lớn hiện nay đã và đang đầu tư hệ thống quản lý phân phối thông qua giải pháp DMS, hỗ trợ bán hàng, chương trình khuyến mãi, trưng bày, quản lý POSM. Việc ứng dụng giải pháp phần mềm sẽ giúp Doanh Nghiệp tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.
Nguồn: Nielsen Việt Nam
bài viết liên quan
Xu Hướng Tiêu Dùng Của Người Việt Trong Năm 2025 Liệu Có Tăng?
14 Tháng Mười Một, 2024
6 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN KÊNH PHÂN PHỐI: CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP
25 Tháng Chín, 2024
Bài viết nổi bật
Xu Hướng Tiêu Dùng Của Người Việt Trong Năm 2025 Liệu Có Tăng?
14 Tháng Mười Một, 2024
QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI DỄ DÀNG HƠN VỚI eSales Cloud DMS – GIẢI PHÁP...
27 Tháng Chín, 2024
6 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN KÊNH PHÂN PHỐI: CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP
25 Tháng Chín, 2024