Nhà phân phối và điểm bán lẻ là hai khái niệm phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa. Đây là những cầu nối giúp vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa Nhà phân phối và điểm bán lẻ.
Định nghĩa Nhà phân phối là gì?
Nhà phân phối được hiểu là một đơn vị trung gian giúp kết nối các sản phẩm từ nhà sản xuất đến các điểm bán lẻ và người tiêu dùng. Ngoài ra, nhà phân phối còn mua hàng từ nhà sản xuất về lưu trữ trong kho của mình rồi bán lại cho các điểm, điểm bán lẻ và người tiêu dùng.
Định nghĩa Điểm bán lẻ?
Điểm bán lẻ là người cung cấp trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng. Mức giá bán lẻ không được quy định cụ thể mà tùy thuộc vào từng nhà bán lẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà bán lẻ nên tạo rất nhiều sức ép cho nhà phân phối
Sự khác nhau giữa Nhà phân phối và điểm bán lẻ
Nhà phân phối | Điểm bán lẻ | |
Mô hình hoạt động | Là cầu nối trung gian giữa Nhà sản xuất và Điểm bán lẻ | Là cầu nối trung gian giữa Nhà phân phối và Người tiêu dùng |
Phạm vi hoạt động | Lớn (Thường là 1 tỉnh, khu vực, vùng miền) | Nhỏ (Thường là 1 Thôn, Xã, Thị Trấn,…tùy thuộc và mức độ kinh doanh của điểm) |
Cửa hàng | Không nhất thiết phải có cửa hàng để kinh doanh | Cần có cửa hàng để trưng bày sản phẩm |
Kho | Bắt buộc phải có kho để lưu trữ hàng hóa | Không nhất thiết phải có kho, khi cần gọi NPP cung cấp. |
Hàng tồn kho | Cần đảm bảo số lượng để đáp ứng nhu cầu của điểm bán lẻ | Không cần phải lưu trữ quá nhiều, chỉ cần đảm bảo số lượng tiêu thụ của điểm. Khi hết hàng có thể đặt hàng của NPP |
Doanh số | Bắt buộc cam kết doanh số với Nhà sản xuất | Không bắt buộc |
Nhân viên kinh doanh | Bắt buộc có nhân viên kinh doanh để chăm sóc các điểm bán lẻ | Không cần thiết |
Quyết định giá bán | NPP sẽ bán theo giá mà NSX ấn định. | Điểm bán lẻ tự quyết định giá bán |
Nhà phân phối và Điểm bán lẻ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau mặc dù có một điểm chung là phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên để xây dựng một hệ thống phân phối hiệu quả doanh nghiệp cần phải sử dụng thêm các phần mềm để quản lý chặt chẽ trong quá trình phân phối hàng hóa giúp tối ưu hóa lợi nhuận và tiết kiệm thời gian quản lý.
Hiểu được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ vào quản lý nên HQSOFT đã cho ra 2 giải pháp eSales Cloud DMS và nRetail Platform để quản lý Nhà phân phối và Điểm bán lẻ.
Vậy đâu là điểm khác biệt giữa 2 giải pháp eSales Cloud DMS và nRetail Platform?
eSales Cloud DMS | nRetail Platform | |
Khái niệm | eSales DMS là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tự động hóa hoạt động bán hàng trong chuỗi phân phối; giải quyết các vướng mắc trong quản lý và vận hành hệ thống phân phối. Cung cấp các giải pháp đơn giản hóa quy trình bán hàng nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của lực lượng bán hàng và các quy trình, kênh liên quan. | nRetail là một nền tảng Bán Lẻ Mới (New Retail Platform), là mô hình với sự kết hợp độc đáo giữa phương thức bán lẻ truyền thống và trực tuyến (O2O) tạo nên một hệ sinh thái vô cùng hiệu quả và thuận tiện cho các nhà cung cấp, các điểm bán lẻ và người tiêu dùng cùng tham gia trải nghiệm, tương tác trực tuyến với nhau. |
Hình thức sử dụng | Website, Ứng dụng điện thoại | Ứng dụng điện thoại |
Tính năng chính | HO Admin, Nhà phân phối: – Quản trị hệ thống – Dữ liệu nền (Master data) – Quản lý kho (IN) – Mua hàng (PO) – Bán hàng (OM) – Quản lý khuyến mãi (TPM) – Quản lý Trưng bày, POSM – Quản lý Chương trình Tích luỹ – Phải trả (AP) – Phải thu (AR) – Thu/Chi (CA) – BI/Analytic Dashboard – Báo cáo SUP/ASM/RSM – Quản lý khu vực, vùng, miền: – Tuyến bán hàng (MCP) – Duyệt nghỉ phép – Kế hoạch làm việc – Huấn luyện – Phân tích bao phủ – Báo cáo Salesman – Nhân viên bán hàng: – Quản lý tuyến bán hàng và viếng thăm khách hàng – Ghi nhận đơn hàng – Ghi nhận tồn kho cửa hàng – Chụp ảnh trưng bày – Ghi nhận thông tin thị trường – Báo cáo & KPI Nhân viên giao hàng: – Quản lý tuyến giao hàng – Ghi nhận thông tin giao hàng – Báo cáo & KPI PG: eSales PG – Quản lý ca làm việc – Quản lý đồng phục – Quản lý nghỉ phép – Quản lý công việc – Chụp ảnh trưng bày – Ghi nhận đơn hàng – Ghi nhận tồn kho cửa hàng – Ghi nhận thông tin thị trường – Báo cáo & KPI | – Quản lý đơn hàng & giao hàng – Chương trình khuyến mãi & lòng trung thành – Tích hợp DMS, ERP, WNS – Thu thập thông tin thị trường/cửa hàng – Đề xuất đặt hàng – Thông tin & liên lạc của nhà cung cấp |
Vai trò sử dụng | – BoD – HO Người dùng – Salesforce – Kiểm soát nội bộ – PG – Nhân viên giao hàng – Nhà phân phố | Điểm bán lẻ |
Lợi ích | – Chiếm lĩnh thị trường – Tối ưu hóa hoạt động bán hàng – Sở hữu dữ liệu chính xác – Dễ dàng mở rộng kinh doanh – Tối đa hóa lợi nhuận – Tiết Kiệm Chi Phí Đầu Tư | – Chuyển đổi phân phối – Tăng mức độ tương tác của khách hàng – Đơn giản hóa Đặt hàng, Tối ưu hóa Kinh doanh – Tiếp cận nhiều khách hàng hơn và vùng sâu vùng xa – Phổ biến đúng chương trình khuyến mãi – Quản lý trưng bày hiệu quả |
Điều quan trọng để doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý chuỗi phân phối là doanh nghiệp cần tìm giải pháp phù hợp để quản lý xuyên suốt chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất, nhà phân phối đến các điểm bán lẻ.
Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp phần mềm quản lý nhà phân phối và bán lẻ, HQSOFT tự tin mang đến những giải pháp tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ số hotline: 0792.342.278 để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất.
Tìm hiểu thêm
bài viết liên quan
Will The Consumption Trend Of Vietnamese People Increase In 2025?
18 November, 2024
Xu Hướng Tiêu Dùng Của Người Việt Trong Năm 2025 Liệu Có Tăng?
14 November, 2024
Bài viết nổi bật
Will The Consumption Trend Of Vietnamese People Increase In 2025?
18 November, 2024
Xu Hướng Tiêu Dùng Của Người Việt Trong Năm 2025 Liệu Có Tăng?
14 November, 2024