Theo khảo sát thống kê từ Nielsen thế hệ Z hoặc Gen Z chiếm 25% lực lượng lao động quốc gia tương đương với khoản 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng. Vậy bài toán đặt ra cho ngành bán lẻ hiện nay là làm gì để chinh phục, thu hút và biến thế hệ Z trở thành người tiêu dùng tiềm năng của mình? Tất cả vấn đề hãy cùng HQSoft nhà cung cấp dịch vụ dms hàng đầu hiện nay tìm hiểu về vấn đề này.
Tại sao các Doanh Nghiệp ngành bán lẻ cần chuyển tập trung vào thế hệ Z? Theo các chuyên gia thì thế hệ Z sẽ là lực lượng tiêu dùng quan trọng trong những năm tiếp theo, ước tính đến năm 2025, sẽ có 2 tỷ người thuộc thế hệ Z, song song đó họ sẵn sàng chi tiêu vào các sản phẩm mà họ yêu thích, là người có sức ảnh hưởng đến việc mua sắm các sản phẩm trong gia đình.
Vậy nếu Doanh nghiệp ngành bán lẻ muốn chinh phục các đối tượng này, Doanh Nghiệp cần hiểu rõ các nhu cầu và mong muốn của họ, nắm bắt được sự thay đổi từng ngày của họ. Bài viết này sẽ hỗ trợ Doanh Nghiệp phần nào nắm được các nhu cầu của thế hệ Z.
Mỗi thế hệ có những đặc điểm độc đáo riêng, khi ta nói đến thế X (những người sinh năm 1961-1981), chúng ta thường nghĩ đến sự chân chất và giản dị. Tiếp đó chúng ta chào đón thế hệ Y, là thế hệ chiếm tỷ lệ lực lượng lao động cao nhất trên thế giới. Thế hệ Y (những người sinh năm 1981 – 1996), họ được sinh ra và lớn lên cùng với sự phát triển của công nghệ, họ tiếp nhận được sự phát triển nhanh chóng của xã hội và được xem là thế hệ tự tin và giỏi về công nghệ.
Mỗi thế hệ được “block thời gian” là 15 năm, do vậy thời điểm hiện nay chúng ta đang chuyển tiếp đến thế hệ Z, đây là thế hệ lớn lên trong thời kỳ chín muồi của công nghệ và trở thành lực lượng tạo nên các làn sóng khác nhau trong công nghệ và đặc biệt là trải nghiệm công nghệ cho người dùng.
Việc tiếp cận với thế hệ Z hiện nay đa dạng hơn rất nhiều. Bên cạnh việc ứng dụng các phương thức quảng bá tại các kênh truyền thông như TV, báo đài. Thế hệ Z họ tìm kiếm những thông tin hấp dẫn, thú vị, giải trí và chia sẻ chúng trên các mạng xã hội như facebook, Zalo, youtube, Intagram…Các Doanh Nghiệp cần nắm bắt thói quen của thế hệ Z để có những cách tiếp cận gần nhất với họ. Với thế hệ Z khi hơn 50% thời gian trong ngày họ đều sử dụng internet và phương tiện truyền thống xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của thế hệ Z.
Thế hệ Z được phát triển trong giai đoạn thịnh vượng và phát triển nhất của đất nước. Họ đòi hỏi các Doanh Nghiệp phải đảm bảo chất lượng cao về sản phẩm và dịch vụ. Hệ thống hóa được quy trình bán hàng, họ không thể chờ đợi một sản phẩm tuy rằng đó là sản phẩm yêu thích. Do vậy Doanh Nghiệp kinh doanh ngành bán lẻ phải đảm bảo được các yếu tố sản phẩm luôn có mặt tại các điểm bán hàng, trưng bày sạch sẽ bắt mắt, kiểm soát được chất lượng hàng hóa thông qua hạn sử dụng.
Bên cạnh đó, thế hệ Z họ quan tâm đến trách nhiệm xã hội, môi trường và bình đẳng giới. Thông qua các yếu tố này Doanh Nghiệp cần phải đổi mới về sản phẩm, có thể là bao bì an toàn với môi trường, tạo ra giá trị thương hiệu người Việt dùng cho người Việt.
Điều mà các Doanh Nghiệp ngành bán lẻ ít quan tâm trong giai đoạn trước đây, đó chính là sự trải nghiệm sản phẩm đối với người dùng. Thế hệ Z thích trải nghiệm đối với những sản phẩm mới, thương hiệu mới. Họ sẵn sàng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm quen thuộc, thay vào đó là những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn, có tính sáng tạo hơn và thú vị hơn.
Hiện nay, các Doanh Nghiệp đang chạy đua trong việc “lấy lòng” Khách Hàng trong các trải nghiệm mới tại các điểm bán lẻ.
40% Thế hệ Z được khảo sát cho rằng họ ưa thích trải nghiệm sản phẩm mới, để lại cho nhà sản xuất ý kiến vể sản phẩm, chất lượng hàng hóa. Các Doanh Nghiệp có những sản phẩm độc đáo hoặc sự trải nghiệm mới mẻ luôn thu hút một lượng lớn Khách Hàng.
Thế hệ Z đã tạo cho Doanh Nghiệp ngành bán lẻ cơ hội lớn để phát triển và đặc biệt là ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống hóa quy trình kinh doanh, đổi mới mô hình kinh doanh.
Dựa vào các đặc tính về ưa thích sự trải nghiệm, tiềm năng cho các Doanh Nghiệp là tạo nhiều ưu đãi cho Khách Hàng tại các điểm bán lẻ. Các chương trình giảm giá, kết hợp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhiều hơn nhu cầu cho Khách Hàng. Cải thiện chất lượng hàng hóa, trưng bày tại điểm bán, đo lường được thì trường, nắm bắt được nhu cầu và thói quen tiêu dùng của Khách Hàng chính là chìa khóa chinh phục họ.
Bên cạnh đó, các thương hiệu thuộc các ngành bán lẻ cần nắm được các yếu tố thúc đẩy thành công cho sự phát triển ở những thị trường chủ đạo chính là mở rộng chiến lược bán hàng đa kênh thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Doanh Nghiệp.
Thông điệp “nhanh hơn, ngắn hơn và tiện lợi hơn” chính là slogan để các Doanh Nghiệp có thể dựa vào đó chinh phục được thế hệ Z. Để hỗ trợ tốt hơn cho Doanh Nghiệp các ngành bán lẻ, công nghệ phần mềm đã vào cuộc, phần mềm DMS với tính năng quản trị hệ thống phân phối sẽ hỗ trợ Doanh Nghiệp hệ thống hóa được quy trình bán hàng, cung cấp sản phẩm nhanh hơn, hỗ trợ quản lý hàng hóa trưng bày bắt mắt tại từng điểm bán, kiểm soát nhanh chóng được chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, giải pháp DMS còn hỗ trợ chủ Doanh Nghiệp đo lường được các chương trình khuyến mãi tại từng điểm bán hàng, thói quen của Khách Hàng, những nhận xét của Khách Hàng từ đó có các chiến lược phát triển và kinh doanh phù hợp.
Theo khảo sát, thế hệ Z thường đi tới các cửa hiệu, siêu thị, cửa hàng để có thể trực tiếp nhìn thấy món hàng và cảm nhận chúng. Nên vấn đề giữ chân họ, biến họ trở thành người tiêu dùng tiềm năng là điều mà các Doanh Nghiệp cần lưu tâm để phát triển. Các nhà bán lẻ cần có các chiến lược giữ chân Khách Hàng, hỗ trợ họ và tăng tính trải nghiệm tại các điểm bán lẻ để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và chinh phục thế hệ Z tốt hơn.
bài viết liên quan
OMICARE HỆ THỐNG HÓA KÊNH PHÂN PHỐI VỚI GIẢI PHÁP eSales DMS CỦA HQSOFT
17 December, 2024
MERRY CHRISTMAS 2024 & HAPPY NEW YEAR 2025
13 December, 2024
Bài viết nổi bật
OMICARE HỆ THỐNG HÓA KÊNH PHÂN PHỐI VỚI GIẢI PHÁP eSales DMS CỦA HQSOFT
17 December, 2024
MERRY CHRISTMAS 2024 & HAPPY NEW YEAR 2025
13 December, 2024
CHÀO MỪNG GIÁNG SINH 2024 & NĂM MỚI 2025
13 December, 2024