Nhà phân phối là một hình thức trung gian giúp nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ra thị trường nhằm mục đích sản phẩm dịch vụ đến được người tiêu cuối cùng. Đây được xem là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhờ đó, chuỗi cung ứng hàng hóa được hoạt động một cách liên tục
Trên thực tế, nhà phân phối trong chuỗi phân phối có các thành phần như sau:
Hiện nay, kênh phân phối đang là một trong những công cụ tiếp thị sản phẩm cực kỳ hiệu quả của nhiều doanh nghiệp. Vậy các loại kênh phân phối thường gặp nhất trên thị trường hiện nay bao gồm những kênh nào?
Kênh phân phối trực tiếp hay còn được gọi là kênh phân phối cấp 0. Đây là loại hình đơn giản nhất trong mô hình các kênh phân phối hiện nay.
Trong kênh phân phối trực tiếp, các đơn vị trung gian sẽ được loại bỏ và thay vào đó là quá trình phân phối hàng hóa một cách trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Ở loại hình này, người bán/nhà sản xuất thường lựa chọn 1 trong 2 nền tảng là bán hàng qua sàn thương mại điện tử hoặc bán trực tiếp tại cửa hàng truyền thống.
Hai nền tảng trên đều đem lại hiệu quả bán hàng cao cho nhà sản xuất vì hàng hóa được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Cách thức này cũng giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí liên quan.
Kênh phân phối gián tiếp
Ngược lại với các kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp sẽ cần đến sự trợ giúp của các nhà phân phối để luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Trong kênh phân phối gián tiếp lại được chia thành 2 loại hình nhỏ hơn đó là:
Giảm chi phí phân phối hàng hoá: Thực tế cho thấy, hầu như không có một nhà sản xuất nào có thể tự phân phối sản phẩm của mình đến người dùng cuối cùng. Để xây dựng hệ thống phân phối đến người dùng cuối cùng thì doanh nghiệp cần phải có nguồn tài chính vững mạnh. Chính vì vậy để khai thác tối đa thị trường, nhà sản xuất phải dựa vào nhà phân phối/ đại lý bán để tiếp cận đến toàn bộ khách hàng ở mọi vùng miền. Đồng thời nhờ có hệ thống nhà phân phối mà nhà sản xuất sẽ tập trung toàn bộ người lực để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm
Mở rộng thị trường: Nhờ có nhà phân phối ở các tỉnh thành mà sản phẩm có thể tiếp cận toàn bộ người tiêu dùng ở nông thôn, thành thị. Khách hàng chỉ cần đến các điểm bán lẻ đã nhanh chóng sở hữu được sản phẩm. Từ đó, nhà sản xuất chỉ cần làm việc với hệ thống nhà phân phối mà vẫn có thể bán được sản phẩm ở mọi nơi.
Cầu nối giữa cung và cầu: Nhiều lúc người tiêu dùng không biết mua sản phẩm ở đâu, nhà sản xuất không biết phân phối sản phẩm đến khách hàng nào. Thì nhà phân phối chúng là cầu nối có cung và cầu gặp nhau. Lúc này nhà phân phối đóng vai trò “nhà bán hàng” cho nhà sản xuất và “nhà cung cấp” cho người tiêu dùng
Nghiên cứu thông tin thị trường: Nhà phân phối, điểm bán lẻ lại là những người hiểu rõ nhất về hành vi mua hàng và nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng theo từng khu vực. Chính vì vậy nhà sản xuất sẽ tối ưu hoá được chi phí trong việc nghiên cứu thông tin khách hàng. Từ đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để phát triển sản phẩm nhằm bao phủ toàn bộ thị trường
Giảm thiểu rủi ro: Việc phân phối sản phẩm cho các nhà phân phối đều thực hiện khi 2 bên kí kết hợp đồng với nhau. Do đó, nhà sản xuất giảm thiểu chi phí trong việc thuê các cơ sở vật chất, phương tiện ở các khu vực. Trong trường hợp khu vực đó kinh doanh không phù hợp, nhà sản xuất dễ dàng rút khỏi thị trường mà không phải lo giải quyết các vấn đề tồn đọng. Vì vậy, nhà phân phối dễ dàng mở rộng hoặc thu nhỏ mô hình kinh doanh một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Nhà phân phối là một trong những mắt xích quan trọng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra, nhà phân phối hỗ trợ rất nhiều cho nhà sản xuất trong việc tiếp cận khách hàng, giảm thiểu rủi ro, và tối ưu hoá chi phí. Vậy làm sao để nhà phân phối hoạt động hiểu quả còn dựa trên những chính sách hợp tác và phúc lợi mà nhà sản xuất cung cấp.
Để quản lý hiệu quả và theo dõi xuyên suốt tất cả các hoạt động của hệ thống nhà phân phối, Nhà sản xuất cần phải sử dụng giải pháp quản lý hệ thống nhà phân phối. Nhờ có phần mềm quản lý hệ thống nhà phân phối mà nhà sản xuất
Ngoài ra, giải pháp eSales còn cung cấp tính năng mua hàng, giúp nhà phân phối dễ dàng đặt hàng trực tuyến cho nhà sản xuất. Khi có nhu cầu nhà phân phối sẽ chủ động đặt hàng thông qua hệ thống. Sau đó nhà sản xuất sẽ chủ động duyệt đơn và xuất hàng cho nhà phân phối. Toàn bộ được đơn hàng sẽ được kiểm soạt nghiêm ngặt và hiển thị trạng thái theo tình trạng thực.
Nhà phân phối là một trong những yếu tố quan trọng trong chuỗi cung ứng để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nếu như sản phẩm chất lượng là điều kiện cần thì yếu tố khai thác người tiêu dùng là điều kiện đủ để phát triển doanh số bán hàng.
Với kinh nghiệm hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp quản lý hệ thống nhà phân phối, HQSOFT tự tin sẽ mang đến cho Khách hàng những giải pháp tối ưu và toàn diện nhất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng trong việc tối ưu hệ thống quản lý phân phối.
Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về giải pháp quản lý nhà phân phối. Vui lòng liên hệ qua số hotline: 0792 342 278 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
bài viết liên quan
OMICARE HỆ THỐNG HÓA KÊNH PHÂN PHỐI VỚI GIẢI PHÁP eSales DMS CỦA HQSOFT
17 December, 2024
MERRY CHRISTMAS 2024 & HAPPY NEW YEAR 2025
13 December, 2024
Bài viết nổi bật
OMICARE HỆ THỐNG HÓA KÊNH PHÂN PHỐI VỚI GIẢI PHÁP eSales DMS CỦA HQSOFT
17 December, 2024
MERRY CHRISTMAS 2024 & HAPPY NEW YEAR 2025
13 December, 2024
CHÀO MỪNG GIÁNG SINH 2024 & NĂM MỚI 2025
13 December, 2024