Trang chủ Tin Tức Sự Bùng Nổ Của Công Nghệ 4.0 Sẽ Là Cơ Hội Hay Thách Thức Đối Với Ngành Logistics.

Sự Bùng Nổ Của Công Nghệ 4.0 Sẽ Là Cơ Hội Hay Thách Thức Đối Với Ngành Logistics.

Với lợi thế về đường bờ biển dài 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, nằm ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Chính phủ nước ta cũng đã nhận định rằng logistics đã và đang là một trong các hoạt động thương mại có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Vậy sự bùng nổ của công nghệ 4.0 và phần mềm quản lý bán hàng dms sẽ tạo điều kiện phát triển hay thách thức cần vượt qua của các Doanh Nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Logistics?

Tổng quan của ngành Logistics:

Theo nghị định 163 có thể phân loại ngành logistics theo 17 loại và được chia thành 6 nhóm như: xếp dỡ, kho bãi, chuyển phát, đại lý vận tải, vận tải và nhóm dịch vụ khác.

Hiện trạng hiện nay của ngành Logistics: Tính đến năm 2018 thì tốc độ tăng trưởng của Logistics là 12-14% hàng năm, đóng góp 4-5% GDP cho cả nước, chỉ số LPI 39/160. Bên cạnh đó theo kế hoạch 200/GD-TTg đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ là 15-20%, đóng góp 8-10% vào GDP của cả nước, tăng chỉ số LPI từ 50 trở lên. Theo báo cáo này cho thấy, trong 5 năm tới ngành Logistics sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và tỷ trọng tăng trưởng sẽ là gấp 2 lần.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở các điểm sau:

  • Logistics đang là công cụ liên kết các hoạt động mang đến giá trị toàn cầu như cung cấp, lưu thông, phân phối và mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.
  • Đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất từ khâu đầu vào như nguồn nguyên vật liệu, phụ kiện,…tới sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
  • Quá trình toàn cầu hóa đã là cho các hoạt động vận chuyển ngày càng phong phú và phức tạp hơn, đặt ra yêu cầu to lớn cho dịch vụ giao nhận đặc biệt là dịch vụ vận tải. Để tránh hàng tồn kho cao, đảm bảo lượng hàng tồn kho nhỏ nhất, kết hợp chặt chẽ với hệ thống công nghệ thông tin sao cho hệ thống hóa được quy trình từ sản xuất, cung ứng, lưu lượng hàng hóa, tiêu thụ và vận chuyển phải nhanh chóng và hiệu quả nhất. Do vậy, Logistics đóng vai trò trong việc đảm bảo các yếu tố đúng thời gian và địa điểm.

Thách thức đặt ra cho ngành Logistics

Đầu tiên khó khăn cho Doanh Nghiệp đó chính là: sự phát triển của hiện đại hóa thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Thách thức đặt ra cho Doanh Nghiệp làm sao phải thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi, nhanh chóng,…bên cạnh đó sự cạnh tranh trong lĩnh vực này càng cao. Vì vậy các dịch vụ về logistics phải ngày càng phải đổi mới về tốc độ, chất lượng và hơn hết là giá thành,… nhằm đáp ứng kỳ vọng ngày càng lớn của Khách Hàng.

Thứ 2 thách thức đặt ra đó là, các quy định phức tạp về vận tải trên toàn cầu. Bắt buộc các Doanh Nghiệp nếu muốn hoạt động hiệu quả phải hiểu và làm tốt các quy định trong ngành này.

Thứ 3 Thách thức đến từ lợi nhuận, theo khảo sát các Doanh Nghiệp kinh doanh Logistics cho biết lợi nhuận biên của các dịch vụ khá thấp, nếu không có các giải pháp tăng cường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của Doanh Nghiệp cung cấp.

Thứ 4: các quy trình công việc và quy trình vận hành kém hiệu quả, việc không hệ thống hóa được quy trình kinh doanh làm gia tăng chi phí phát sinh, không kiểm soát được các đơn hàng, hàng tồn kho ngày càng gia tăng.

Cuối cùng là đến từ việc nhập liệu.  Nhập liệu thủ công vẫn tồn tại ở một số Doanh Nghiệp cung cấp logistics, việc này làm ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận trong kinh doanh vì nhập liệu thủ công dễ xảy ra sai sót và mất nhiều thời gian.

Ứng Dụng Công Nghệ Tạo Cơ Hội Hay Làm Gia Tăng Thách Thức Cho Ngành Logistics

  • Mật độ ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Logistics hiện nay:

Các công nghệ đang được đưa vào ứng dụng trong ngành Logistics có thể kể đến như Smart Logistics, E-commerce, Cloud Logistics, Quản lý về nguồn lực hay đặt hàng, WMS – Quản lý về hệ thống kho bãi, TMS- Quản lý về hệ thống vận tải, Quét mã vạch, Hệ thống quản lý giao nhận, Tracking,… và dự đoán xu hướng sẽ phát triển nhanh chóng trong thời gian sắp tới đó chính là hệ thống quản lý về giao nhận, WMS- quản lý kho bãi, TMS- Quản lý vận tải,..

Việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin sẽ trở thành tất yếu, các giải pháp công nghệ sẽ tạo điều kiện hỗ trợ Doanh Nghiệp mở rộng thị trường mới, chiếm lĩnh thị trường cũ và gia tăng doanh số lợi nhuận.

  • Thực trạng công nghệ thông tin được ứng dụng trong ngành Logistics:

Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội Logistics Việt Nam: 87% Doanh Nghiệp Logistics cho rằng chính công nghệ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Doanh Nghiệp. Bên cạnh đó 83% Doanh Nghiệp cho rằng dịch vụ Logistics sẽ thúc đẩy nền công nghệ ngày càng đổi mới và phát triển.

Các con số thể hiện sự tăng trưởng không ngừng của ngành Logistics như  số lượng công ty Logistics áp dụng công nghệ đã tăng từ 15-20% đến 40-50% chỉ trong 2 năm từ năm 2016-2018, chỉ số hoạt động của Logistics tăng 25 bậc với các tiêu chí về năng lực và khả năng truy xuất hàng hóa.

  • Thương mại điện tử đang tạo nên cơ hội lớn cho Logistics Việt Nam:

Trong những năm gần đây chúng ta có thể thấy được sự phát triển và ngày càng lớn mạnh của thương mại điện tử, một cái tên được tất cả các kênh truyền thông trong nước và quốc tế quan tâm. Trở thành chiếc bánh béo bở cho hàng loạt các công ty lớn trong và ngoài nước. Sự phát triển của thương mại điện tử chính là yếu tố kéo theo sự phát triển của Logistics thương mại điện tử.

Sự chuyển đổi này, làm cho các Doanh Nghiệp cung ứng Logistics phải chuyển đổi và bắt kịp xu hướng phát triển, cải thiện quy trình cung ứng, nâng cấp dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và đa dạng hơn.

Sự tham gia của các Doanh Nghiệp lớn góp phần thúc đẩy Doanh Nghiệp Việt chuyển mình trong việc cải tiến hoạt động và ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong ngành cũng như tăng năng lực cạnh tranh với thị trường quốc tế.

Lời kết:

Việc ứng dụng khoa học công nghệ và đặc biệt là các giải pháp dms sẽ là xu hướng và tất yếu nếu Doanh Nghiệp mong muốn đứng vững trong thị trường này. Phần mềm quản lý giao nhận sẽ hỗ trợ các Doanh Nghiệp hệ thống hóa tất cả quy trình, nghiệp vụ chuyên nghiệp, rút ngắn được quãng đường cũng như chi phí vận chuyển.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Thông tin tham khảo tại Nguồn Dữ Liệu Sách Trắng Logistics Việt Nam

Register for Trial & Support (Đăng Ký Trải Nghiệm & Tư Vấn)

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Từ khóa:
INPUT YOUR COMMENT