Công nghệ Gamification được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Nhằm tăng độ hứng thú của nhân viên và cả khách hàng trong quá trình làm việc và mua sắm. Điều này, giúp doanh nghiệp tạo nên một môi trường gắn kết giữa các nhân viên với nhau. Đồng thời, cũng giúp tăng được hiệu quả làm việc, từ đó, tối ưu hóa được doanh số bán hàng. Vậy, công nghệ Gamification đã giúp tăng độ hứng thú làm việc như thế nào? Hãy cùng HQsoft tìm hiểu vấn đề này nhé.
Trong những năm gần đây, Gamification được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đây được xem là xu hướng mới để các doanh nghiệp ứng dụng không chủ hoạt động marketing, hoạt động nội bộ,… Mà đã trở thành một xu hướng mà các doanh nghiệp hướng đến để áp dụng vào hoạt động kinh doanh. Với Gamification sẽ biến những công việc khô khan trở nên thú vị hơn. Tăng cường trải nghiệm và sự gắn kết giữa khách hàng với nhãn hàng; giữa các nhân viên với doanh nghiệp.
Gamification là việc “game hóa” các công việc thường ngày của nhân viên để quá trình làm việc trở nên thú vị hơn. Từ đó, tạo động lực để nhân viên hoàn thành được công việc. Do đó, công nghệ này được cho là tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người khác. Theo một nghiên cứu về thì với việc ứng dụng Gamification đã làm tăng 22% hiệu suất công việc và, tăng được 37% mức độ gắn kết với doanh nghiệp.
Gamification cung cấp cho doanh nghiệp hành vi của người dùng để cải thiện các hoạt động thực tiễn. Đối với nhân viên thì sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được quá trình làm việc. Đối với hoạt động tiếp thị, giúp doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá khách quan về hành vi của khách hàng. Từ đó, dễ dàng cải thiện các hoạt động tiếp thị và xác định mục tiêu và cơ hội mới.
Do đó, công nghệ này ngày càng được quan tâm và ứng dụng vào quá trình kinh doanh. Để đạt được hiệu suất làm việc cao hơn và tăng trải nghiệm của người dùng.
Trong mô hình phân phối, Gamification cũng đã bắt đầu được ứng dụng để tăng cường sự hứng thú trong khi làm việc của salesman. Điều này, giúp salesman luôn có cảm hứng để làm việc và đạt được hiệu suất cao trong công việc.
Game là hoạt động mà được rất nhiều người quan tâm vì có sự thu hút nhất định trong các nhiệm vụ. Do đó, người chơi sẽ không cố gắng hoàn thành để nhận được những phần thưởng xứng đáng. Do đó, Gamification cũng đã “game hóa” các công việc thường ngày trở thành những nhiệm vụ mà salesman sẽ thực hiện để nhận được phần thưởng. Do đó, những công việc khô khan của salesman sẽ trở nên thú vị hơn. Đó như một thử thách để các salesman vượt qua. Điều này, kích thích khả năng làm việc của salesman để đạt được hiệu suất cao trong công việc. Đồng thời, ở mỗi lần hoàn thành công việc bạn đều được tích điểm để xếp hạng. Như vậy, vô hình trung bạn cũng sẽ là nhân viên xuất sắc nhất trong đội ngũ sales. Điều này. đảm bảo được tính công bằng trong công việc của bạn. Nếu bạn càng hăng say làm việc thì phần thưởng bạn nhận được cũng tương xứng. Từ đó, doanh số cũng sẽ tăng theo giúp doanh nghiệp vượt ngưỡng về doanh số trước đây.
Để kiểm tra lại kiến thức của nhân viên, thay vì những bài kiểm tra khô khan. Thì bạn có thể thiết lập câu hỏi như những trò chơi để salesman vừa chơi vừa củng cố lại kiến thức về sản phẩm. Bạn có thể chia theo nhiều cấp độ khác nhau để kiểm tra kiến thức từ cơ bản đến nghiệp vụ chuyên sâu. Như vậy, sẽ tạo nên tâm lý thoải mái và hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Thông qua phương thức này, bạn vẫn có những số liệu để kịp thời training lại nhân viên nếu cần thiết. Vừa tạo nên một trò chơi giải trí trong giờ làm cho nhân viên.
Gamification thiết lập mỗi công việc trở thành một “nhiệm vụ” bắt buộc bạn phải hoàn thành để tích lũy điểm thưởng. Do đó, khi bạn càng chăm chỉ hoàn thành công việc thì điểm thưởng của bạn sẽ càng cao. Điều này sẽ được thể hiện trên bảng xếp hạng điểm tích lũy. Từ đó, sẽ tăng được tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên trong đội ngũ salesman của bạn. Vì người ta thường nói, cạnh tranh chính là động lực của sự phát triển. Do đó, mỗi nhân viên đều mong muốn được xếp hạng cao nhất để có thể nhận thưởng. Nên với hoạt động này, bạn hoàn toàn yên tâm về sự tiến bộ trong công việc của nhân viên. Vì số lượng điểm tích lũy được công khai nên bạn có thể yên tâm về tính công bằng. Đồng thời, việc này sẽ khiến cho đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tốt hơn. Và đảm bảo được mọi công việc giao đều được hoàn thành để được tăng bậc trên bảng xếp hạng. Phần thưởng chính là động lực để nhân viên cố gắng hoàn thiện các chỉ tiêu, công việc được giao.
Một đặc trưng quan trọng nhất của Gamification chính là gắn kết mọi người lại với nhau. Do đó, khi áp dụng vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn vừa có thể phát triển văn hóa của doanh nghiệp, vừa đảm bảo nhân viên có thể giải trí để đạt hiệu suất làm việc cao hơn. Với các chương trình truyền thông thì bạn có thể đặt ra chỉ tiêu để nhân viên thực hiện việc truyền tải thông tin. Đảm bảo chương trình của doanh nghiệp có thể đến đúng đối tượng hướng đến. Không những thế, việc phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng từ đây được hình thành. Khi mà bạn có thể tận dụng để nhân viên chia sẻ nhiều hơn. Để nhận được điểm tích lũy nhiều hơn, đồng thời, việc chia sẻ kiến thức sẽ giúp đội ngũ của bạn có thể làm việc tốt hơn trong tương lai. Do đó, Gamification chính là cầu nối để gắn kết mọi người lại với nhau trong cả công việc và trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ đầy các yếu tố về nội tại và sức mạnh để phát triển.
Doanh nghiệp luôn tìm kiếm những nhân sự có thể đáp ứng được khả năng làm việc độc lập. Nhưng cũng phải có khả năng làm việc nhóm tốt. Vì doanh nghiệp được cấu tạo từ nhiều cá nhân với nhau. Cá nhân giỏi chỉ là điều kiện cần và điều kiện đủ là khi mà các phòng ban, nhân viên của bạn phối hợp với nhau nhuần nhuyễn. Chỉ khi đáp ứng cả hai điều kiện này, doanh nghiệp mới thật sự vững mạnh để tiến lên trong cuộc đua chiếm thị phần. Khi ứng dụng Gamification thì bạn có thể phát triển cả cá nhân và khả năng làm việc nhóm. Với mỗi cá nhân bạn sẽ tự rèn luyện được khả năng làm việc độc lập. Để đạt được những thành tựu trong công việc. Còn đối với khả năng làm việc nhóm, đây sẽ là yếu quan trọng để bạn cùng mọi người giải quyết những công việc tốt hơn. Một đội nhóm phát triển sẽ là cơ hội và động lực để bạn hoàn thiện mình. Do đó, sẽ luôn có những công việc đòi hỏi cả team bạn cùng ngồi lại để giải quyết. Vì mỗi cá nhân sẽ có một thế mạnh riêng sự kết hợp giữa nhiều sức mạnh sẽ tạo nên nguồn năng lượng lớn để vượt qua được nhiều khó khăn và thử thách hơn. Và con đường thành công sẽ rộng mở hơn cho mỗi người.
Gamification được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và salesman. Khi mà mọi hoạt động đều trở nên hứng thú không còn khô khan nữa.
Lợi ích đối với doanh nghiệp:
Lợi ích đối với salesman:
Với việc ứng dụng Gamification vào trong quản lý sẽ giúp salesman của bạn hứng thú hơn trong công việc. Thay vì phải làm những công việc khô khan bằng cách khô khan thì giờ đây, họ đã có thể thực hiện với tâm trạng vui vẻ hơn. Nhờ đó làm tăng hiệu suất công việc, tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng chính là công cụ để kết nối và mở rộng văn hóa của doanh nghiệp.
bài viết liên quan
Will The Consumption Trend Of Vietnamese People Increase In 2025?
18 November, 2024
Xu Hướng Tiêu Dùng Của Người Việt Trong Năm 2025 Liệu Có Tăng?
14 November, 2024
Bài viết nổi bật
Will The Consumption Trend Of Vietnamese People Increase In 2025?
18 November, 2024
Xu Hướng Tiêu Dùng Của Người Việt Trong Năm 2025 Liệu Có Tăng?
14 November, 2024