Hiện nay, không chỉ nền kinh tế Việt Nam mà thế giới đang phải chịu những hậu quả nghiêm trọng từ ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Tất cả các hoạt động thương mại đều bị ngưng trệ từ giữa tháng 1/2020, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Vậy để phục hồi lại nền kinh tế, các giao dịch thương mại trở lại quỹ đạo phát triển khi dịch Covid – 19 qua đi. Thì doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị những điều gì sau dịch để vực dậy thành công. Cùng HQsoft tìm hiểu vấn đề này nhé.
Việt Nam là một trong số nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Với vị trí địa lý có đường tiếp giáp trực tiếp với Trung Quốc. Ngay từ khi bắt đầu, Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng trong tiến trình phát triển của kinh tế năm 2020.
Các ngành dịch vụ, du lịch, nhà hàng – khách sạn, sản xuất và lắp ráp,… đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Khi mà Vietnam Airlines doanh thu dự kiến giảm 12.500 tỷ đồng. Jetstar Pacific dự kiến giảm khoảng 732,8 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, doanh thu của ngành đã bị sụt giảm tới 25.000 tỷ đồng. Các đường bay quốc tế đến thời điểm này đã được tạm ngưng và các chuyến bay nội địa cũng cắt giảm số lượng để đảm bảo giãn cách xã hội.
Dệt may và da giày được đánh giá là hai lĩnh vực chịu tác động trực tiếp trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do thiếu hụt nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu bị đình trệ. Theo tính toán, nếu chậm nguyên liệu trong nửa tháng, ngành dệt may sẽ thiệt hại từ 1,5 – 2 tỷ USD.
Ông Trần Quốc Phương, thứ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư cho biết: tốc độ tăng trưởng GDP chỉ tăng 3,82% trong quý I/2020. Trong quý I, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản gần như không có tăng trưởng (chỉ đạt 0,08%), khu vực dịch vụ tăng rất thấp, chỉ đạt 3,27%, bằng một nửa mức tăng của các năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 3 đã giảm lần đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020. Chính vì vậy, trong quý đầu năm, số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động đã tăng trên 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do đó, có thể thấy, không chỉ nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của “bóng ma Covid-19”. Đây cũng được xem là điềm báo cho những bức bá về sau của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ để có thể hâm nóng lại thị trường sau khoản thời gian “ngủ đông” dài.
Là một doanh nghiệp sản xuất thì bạn cần phải bắt tay vào lên những kịch bản thích ứng với từng giai đoạn trong diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19. Từ đó, tạo nên những bức phá sau thời kỳ dịch để tiếp tục cuộc chạy đua chiếm thị phần.
Có thể nói, dịch Covid – 19 mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, đưa các doanh nghiệp vào thế phải giải quyết nhanh chóng các bài toán để vận hành. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp nhìn nhận về cách quản lý, vận hành khi ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Vì không có các kế hoạch dự phòng từ trước, mà nhiều doanh nghiệp đã phải đứng trên bờ vực phá sản. Để lại biết bao tiếc nuối trên con đường xây dựng phát triển doanh nghiệp. Do đó, nếu bạn vẫn đang duy trì hoạt động sản xuất, dù không đạt được hiệu quả cao nhất thì đây chính là cơ hội để bạn có thể bứt phát sau này.
Thay vì, bạn phải tạm ngừng tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, cắt giảm nhân sự,… Thì bạn hãy tận dụng thời gian này để củng cố lại tất cả mọi hoạt động của mình. Điều này tùy thuộc vào quá trình nhận thức để bạn biết được doanh nghiệp của mình đang có những điểm yếu nào cần khắc phục. Có thể là việc xây dựng lại quy trình làm việc, quy trình sản xuất, xem xét lại cách quản lý, training đội ngũ sales, lên kế hoạch chăm sóc khách hàng,…. Đó chính là một trong những điều bạn cần phải làm để bứt phá về sau. Vì, sau cơn khủng hoảng Covid – 19, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng khốc liệt hơn. Khi các doanh nghiệp không đủ tiềm lực đã tự bị đào thải ra khỏi thị trường. Khoảng trống thị phần chính là “miếng bánh béo bở” để các doanh nghiệp tranh giành nhau. Do đó, bạn cần chuẩn bị một nền tảng thật vững chắc về nhân viên, hệ thống vận hành và quản lý tốt để tham gia vào việc phân chia thị phần này. Nếu như không chuẩn bị tốt, chắc chắn bạn chỉ duy trì hoặc đánh mất thị phần trên thị trường.
Ở mỗi ngành nghề khác nhau thì dịch Covid – 19 lại có những ảnh hưởng khác nhau đến tâm lý khách hàng. Trải qua thời kỳ khủng hoảng này thì cũng chính là lúc bạn nên có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh. Khi mà tâm lý khách hàng cũng đã dần thay đổi. Họ sẽ có những nỗi lo mới mà từ trước đến nay chưa bao giờ nghĩ đến. Do đó, nắm được tâm lý của họ để điều chỉnh chiến lược tiếp cận, marketing làm nổi bật cách giải quyết những lo lắng đó. Chắc chắn, doanh nghiệp sẽ có tiến tiến dài trên con đường phát triển. Khách hàng của bạn có:
Chắc chắn sẽ còn rất nhiều nỗi lo nữa mà bạn cần phải phân tích thị trường và khách hàng để nắm được. Là một chủ doanh nghiệp thì bạn cần phải định vị lại sản phẩm và dịch vụ trở nên có ích và giải quyết được những nỗi lo của khách hàng. Vì lúc này, đây mới chính là điều tiên quyết để khách hàng sử dụng sản phẩm doanh nghiệp của bạn.
Trong khi dịch Covid – 19 gây ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng trong các kênh truyền thống hay siêu thị. Theo Nielsen, 50% người dân đã giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống. Ngoài ra, 25% số người được khảo sát cho biết đã tăng cường mua sắm trực tuyến và giảm các hoạt động mua sắm bên ngoài. Thì phương thức mua hàng qua internet trở nên thị hành. Đây cũng chính là lúc sàn thương mại điện tử hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của sắm của người tiêu dùng. Với cách thức đặt hàng tiện lợi và giao hàng nhanh chóng. Các nhãn hàng đều đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để thích nghi với thị trường. Có thể kể đến, như SamSung đã mở gian hàng chính thức trên Shopee, các những hàng thương mại, dược phẩm,… đều cung cấp dịch vụ mua hàng trực tuyến. Xu thế mua hàng trực tuyến sẽ trở thành một kênh phân phối đối trọng cạnh tranh trực tiếp với các kênh phân phối khác. Theo thống kê, các trang thương mại điện tử tăng trưởng ít nhất 20% so với những tháng cuối năm 2019, cá biệt một số trang có mức tăng trưởng lên đến 150% so với ngày thường. Đại diện Lotte Mart, nhà quản lý trang thương mại điện tử SpeedL, cũng cho biết số lượng đơn hàng mua online tăng 150-200% so với ngày thường từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của xu thế mua sắm trực tuyến thì các doanh nghiệp nên đưa các kế hoạch mở rộng. Để đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử đáp ứng được nhu cầu và xu thế mua hàng của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp dường như đã thất bại trong việc thực hiện các kế hoạch ngắn hạn trong Quý 1/ 2020. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Mà còn tạo nên tâm lý hoang mang cho khách hàng của bạn. Vì bạn hoàn toàn không thể ứng phó được với tình huống như thế này xảy ra. Gây ra tổn thất nghiêm trọng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn khách hàng. Do đó, tại thời điểm này bạn nên suy nghĩ đến các kế hoạch đầu tư dài hạn. Để tạo những giai đoạn phát triển vững chắc. Đó là việc đầu tư vào việc quản lý và duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Vì sau dịch, đây chính là những nhân tố để bạn có thể tái tạo hoạt động kinh doanh. Trong khi, mọi người đều lo sợ cho việc đầu tư tiếp theo. Thì những người này, sẽ đủ can đảm để hợp tác với bạn. Vì họ nhận thấy bạn luôn có những kịch bản để ứng phó với tình huống nảy sinh. Bạn có sự chủ động trong kinh doanh thì khả năng rủi ro khi hợp tác sẽ ít hơn.
Khi dịch Covid – 19 bùng phát, tất cả mọi hoạt động của người tiêu dùng đều hạn chế. Do đó, sau dịch thì nhu cầu của người dân dự đoán sẽ bùng nổ. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp có thể tăng cường hoạt động kinh doanh. Để đáp ứng các nhu cầu về tiêu dùng, vui chơi, giải trí,… của mọi người. Do đó, để có thể đáp ứng được nhu cầu bị dồn nén trong thời gian dài này, các doanh nghiệp cần phải dự báo được nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, có thể lên kế hoạch sản xuất phù hợp. Làm cân bằng lại cán cân về cung – cầu của nền kinh tế. Tránh được trường hợp cung không đáp ứng được cầu. Đây xem như là doanh nghiệp tự đánh mất đi tiềm năng kinh doanh của mình. Đồng thời, với tỷ lệ giải thể doanh nghiệp cao như hiện nay, bạn cần phải rà soát các nhà cung cấp nào còn hoạt động và có thể đáp ứng nhu cầu sau dịch. Nếu không, bạn phải chủ động tìm kiếm nguồn cung để đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng đột biến.
Trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí. Đây có thể xem là phương án mang tính hai mặt dành cho doanh nghiệp. Một mặt thì các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân viên để tập trung vào việc duy trì cầm chừng hoạt động kinh doanh. Mặc khác, thì sau đại dịch doanh nghiệp lại tiếp tục loay hoay để tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên. Do đó, điều cấp thiết nhất là dự báo về thời điểm để tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Để hoạt động kinh doanh không bị “ngủ đông” quá lâu khi mà các doanh nghiệp khác đã bắt đầu vào cuộc đua mới. Do đó, bạn phải có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên nếu muốn tham gia sớm vào thị trường. Đồng thời, dịch Covid – 19 cũng đặt ra bài toán về tiếp cận khách hàng của nhân viên sales. Nhiều doanh nghiệp hoàn toàn bị động trong việc tiếp cận doanh nghiệp khi giãn cách xã hội được đề ra và hạn tiếp xúc được đặt lên hàng đầu. Với sự ảnh hưởng hiện nay, thì việc hạn chế tiếp xúc vẫn sẽ được mọi người đề cao. Vậy, bạn đã chuẩn bị gì để xử lý tình huống này của nhân viên sales? Để dù có hạn chế tiếp xúc nhưng vẫn bán hàng, đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp?
Do đó, doanh nghiệp cần định vị lại sản phẩm và dịch vụ, có kế hoạch đầu tư lâu dài, thích ứng với xu thế thị trường, xây dựng đội ngũ sales chuyên nghiệp,… Thì sau dịch Covid – 19 mới tạo được nền tảng vững chắc để bứt phá trên thị trường.
Bài viết có tham khảo số liệu của Nielsen, tuoitre.vn,trungtamwto.vn, baodautu.vn
bài viết liên quan
VIBRANT MID-AUTUMN FESTIVAL & SEPTEMBER BIRTHDAY CELEBRATION WITH HQSOFT
16 September, 2024
TRUNG THU RỘN RÀNG – MỪNG SINH NHẬT THÁNG 9 CÙNG HQSOFT
16 September, 2024
Bài viết nổi bật
VIBRANT MID-AUTUMN FESTIVAL & SEPTEMBER BIRTHDAY CELEBRATION WITH HQSOFT
16 September, 2024
TRUNG THU RỘN RÀNG – MỪNG SINH NHẬT THÁNG 9 CÙNG HQSOFT
16 September, 2024