Trong những ngày qua, sự chuyển đổi mạnh mẽ của việc quản lý hệ thống phân phối và cửa hàng tiện lợi đang làm cho các Doanh Nghiệp sản xuất đặt câu hỏi: ” Liệu tương lại của kênh bán hàng truyền thống sẽ ra sao”. Tuy nhiên, Nielsen đã cho thấy tuy kênh phân phối tại Việt Nam đang chuyển đổi nhưng kênh thương mại truyền thống vẫn sẽ là “ngôi vương” để các Doanh Nghiệp cạnh tranh.
Theo Nielsen với hơn 1.4 triệu cửa hàng ở Việt Nam thì kênh thương mại truyền thống đang chiếm tỷ trọng lớn về số lượng cửa hàng. Ở khu vực thành thị, kênh thương mại truyền thống đóng góp khoản 83% tổng doanh thu tương đương gần 10 tỷ đô la Mỹ trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Còn ở khu vực nông thôn, thì hầu như kênh truyền thống đang nắm giữ thị trường.
Do vậy, để thành công trong việc kinh doanh, thì các Doanh Nghiệp cần phải mở rộng các chuỗi cửa hàng trong kênh thương mại truyền thống. Nhưng làm sao để mở rộng chuỗi cửa hàng? Có nên đặt các cửa hàng gần nhau? Làm sao để quản lý được các cửa hàng ở vùng nông thôn? Đó là các vấn đề đang cần lời giải đáp của các Doanh Nghiệp.
Để có thể thiết lập thành công kênh phân phối, đảm bảo sản phẩm được luân chuyển hiệu quả, giúp Doanh Nghiệp chiến thắng trong cuộc đua này. Giải pháp dưới đây nhé
Đây chính là câu trả lời làm sao để mở rộng nhà phân phối, đầu tiên chúng ta phải tăng số lượng nhà phân phối. Tuy nhiên, phải có chiến lược để tăng lượng hiệu quả mà không mắc các sai lầm như: mở các cửa hàng không tiếp cận được Khách Hàng tiềm năng hay cạnh tranh quá cao.
Để hạn chế các sai lầm khi mở rộng cửa hàng phân phối, Doanh Nghiệp cần lưu ý các điều sau:
– Thứ nhất, ưu tiên mở rộng các tỉnh trọng điểm có đóng góp lớn vào doanh thu của ngành hàng mà Doanh Nghiệp cung cấp dựa trên bảng xếp hạng các yếu tố như: dân số, thu nhập bình quân/tháng, số hộ, hộ gia đình đã có hoặc chưa có sản phẩm.
– Thứ hai: Chú trọng đầu tư vào các cửa hàng “Top” tại khu vực Doanh Nghiệp muốn hướng đến hoặc các nhà phân phối lớn của các ngành hàng. Việc đầu tư trực tiếp cho các cửa hàng sẽ hỗ trợ giảm thiểu được các sai sót có thể mắc phải khi mở điểm mới
– Thứ ba: khảo sát thị trường tiềm năng cũng như mạng lưới hệ thống phân phối của đối thủ cạnh tranh. Nắm được các “khe hở” của thị trường chính là bước đệm để Doanh Nghiệp có được chiến lược hiệu quả.
Trang bị công cụ quản lý hiện đại cho các điểm phân phối, nắm được tình hình hoạt động của từng điểm phân phối. Đảm bảo chất lượng hàng hoá phân phối, cũng như hạn chế được tình trạng phá giá, chồng lấn tuyến bán hàng. Thiết lập dịch vụ dms tạo các chương trình hỗ trợ bán hàng, thực hiện chiến lược khuyến mãi nhằm thu hút Khách Hàng, gia tăng độ phủ và tăng cường năng lực cạnh tranh.
Để xây dựng lòng tin cho chủ cửa hàng, Doanh Nghiệp cần có các chính sách chiết khấu thích hợp cho từng cửa hàng khi họ đạt mức Doanh số mà Doanh Nghiệp đặt ra. Song song đó, chăm sóc Khách Hàng phải đến từ các cấp quản lý để có thể lấy được lòng tin của Khách Hàng nhiều hơn.
Tăng nhận diện thương hiệu thông qua các hoạt động Trade Marketing và đặc biệt là các sản phẩm trưng bày. Xây dựng đội ngũ quản lý hàng trưng bày và công cụ để chấm trưng bày chính là một trong các giải pháp được ứng dụng khá thành công.
Các yếu tố trên là một phần hỗ trợ Doanh Nghiệp có được chiến lược mở rộng kênh phân phối thành công nhất. Hãy tham khảo công cụ hỗ trợ quản lý của chúng tôi để tối ưu hoá kênh phân phối nhé.
bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
ANNOUNCEMENT OF THE NEW YEAR HOLIDAY SCHEDULE 2025
2 December, 2024
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
2 December, 2024